Chỉ trích ASEAN

Các quốc gia phương Tây đã chỉ trích ASEAN về cách tiếp cận quá mềm dẻo của họ trong việc khuyến khích dân chủ và nhân quyền ở Myanmar do một hội đồng quân sự điều hành.[74] Dù có những lời lên án của quốc tế về vụ chính phủ sử dụng vũ lực đàn áp những người biểu tình hoà bình tại Yangon, ASEAN đã từ chối ngừng quy chế thành viên của Myanmar và cũng bác bỏ các đề xuất áp dụng trừng phạt kinh tế.[75] Điều này đã gây nên những lo ngại khi Liên minh châu Âu, một đối tác thương mại tiềm năng, đã từ chối tiến hành các cuộc đàm phán tự do thương mại ở cấp vùng vì những lý do chính trị đó.[76] Các nhà quan sát quốc tế coi tổ chức như một "nơi hội họp",[77] ngụ ý rằng tổ chức này chỉ "mạnh miệng lên án mà ít hành động".[78]

Tại cuộc họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 ở Cebu, nhiều nhóm hoạt động đã tổ chức các cuộc tuần hành phản đối toàn cầu hoáchống Arroyo.[79] Theo các nhà hoạt động, lộ trình hội nhập kinh tế sẽ có ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp của Philippines và sẽ khiến hàng nghìn người Philippines mất việc.[80] Họ cũng coi tổ chức như một tổ chức đế quốc đe dọa tới chủ quyền quốc gia.[80] Một luật sư nhân quyền từ New Zealand cũng đã đệ trình bản phản đối về tình hình nhân quyền trong vùng nói chung.[81]

ASEAN đã đồng ý về một cơ quan nhân quyền ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2009. Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan muốn cơ quan này có khả năng áp đặt, tuy nhiên Singapore, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia không muốn như vậy.[cần dẫn nguồn]